Rượu dừa đang ngày càng trở nên phố biến. Rượu có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, hương vị thơm ngon thuần khiết. Đây cũng là sự lựa chọn hàng đầu, mang tính đảm bảo hơn cho rất nhiều người.
Vậy bạn có thắc mắc loại rượu này được làm ra như thế nào hay không? Liệu bạn đã tìm ra cách thưởng thức đúng nhất để cảm nhận hết hương vị của rượu dừa hay chưa? Cùng tìm hiểu nhé!
Cách làm rượu dừa
Để làm rượu dừa không quá khó khăn. Nguyên liệu để làm ra nó cũng khá đơn giản và dễ tìm, dễ mua. Thông thường chúng ta nên chọn những trái dừa có lớp cơm dày, có độ già tương đối. Gáo dừa đẹp cũng là yếu tố quan trọng bơi nó sẽ quyết định tới tính thẩm mỹ bên ngoài của quả rượu dừa. Loại dừa được sử dụng nhiều nhất để làm rượu đó chính là dừa từ Bến Tre. Quả được chọn nên có đường kính từ 17-18 cm, nặng 1,4-1,6 kg.
Nếp cái loại ngon sau khi được ủ lên men, chưng cất thành rượu sẽ được cho vào trái dừa. Sau đó hàn kín lại để trong vòng 15 – 20 ngày hoặc 1 tháng là có thể mang ra dùng được. Sau khi hàn kín lại ta có thể dùng máy bào hoặc tiện để đục một lỗ nhỏ có hình tròn để cắm vòi rót rượu sau này (nhưng không được quá sâu quá làm ảnh hưởng tới lớp cùi dừa bên trong) và làm sạch vỏ ngoài của trái rượu dừa để cho nó đẹp và bắt mắt hơn, cũng tăng phần đảm bảo vệ sinh hơn.
Lưu ý quan trọng nhất của công đoạn làm rượu dừa là điểm hàn của chỗ đục để lấy nước dừa ra và đưa rượu vào phải thật là kín, để không cho các loại vi khuẩn vi sinh vật có hại có thể xâm nhập vào trong trái dừa, tạo môi trường hiếm khí bên trong trái dừa cho rượu nếp có thể nên men và tác động vào cùi dừa.
2.Cách thưởng thức rượu dừa
Rượu dừa có thể được sử dụng cùng với rất nhiều loại đồ ăn như đồ nướng, lẩu… Hương vị cực phẩm của rượu dừa sẽ đánh thức vị giác của bất kỳ ai. Chúng ta có thể thưởng thức rượu dừa theo nhiều cách khác nhau tùy thói quen và sở thích của mỗi người.
a. Thưởng thức rượu dừa lạnh
Cách đơn giản đó là cho quả rượu dừa vào ngăn đá tủ lạnh trong thời gian 20 phút trước khi uống. Bạn cũng có thể ngâm vào nước đá với khoảng thời gian tương tự hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh với thời gian dài hơn.
Thưởng thức theo cách này mang lại trải nghiệm thú vị. Cái tê lạnh nơi đầu lưỡi là cảm nhận đầu tiên. Hương vị vừa cay nống vừa êm dịu cùng mùi thơm tự nhiên đủ khiến người uống ngất ngây dù chưa kịp say.
b. Thưởng thức rượu dừa nóng
Làm nóng rượu bằng cách cho vào lò vi sóng khoảng 5 phút hoặc sử dụng bếp ga đun tầm 10 phút. Bạn cũng có thể hấp hoặc luộc để làm ấm rượu dừa.
Cách thưởng thức này rất phù hợp trong những ngày đông. Rượu nóng vừa giúp ấm người hơn vừa nống nàn, dậy mùi nên vị hơn rất nhiều. Cách thưởng thức dân dã khác đó chính là uống trực tiếp mà không cần trải qua bất cứ công đoạn nào.
Mỗi cách thưởng thức lại mang tới sự độc đáo riêng. Tuy nhiên hương vị của rượu dừa lúc nào cũng thế, nhẹ nhàng, dịu ngọt và dễ chịu.